Skip to content Skip to sidebar Skip to footer
Bơm Thủy Lực là gì ? Tổng Quan Cấu Tạo của Bơm Thủy Lực

Bơm Thủy Lực là gì ? Tổng Quan Cấu Tạo của Bơm Thủy Lực


Bơm thủy lực là thiết bị sử dụng chuyển động quay để vận hành hệ thống làm việc bằng dầu, nhớt, chất lỏng thủy lực. Bơm thủy lực tiếng anh gọi là Hydraulic Pumps, nó dùng để để vận hành hệ thống bằng chất lỏng như dầu nhớt, từ đó hệ thống làm việc một cách linh hoạt. Vậy bơm thủy lực có hình dáng, đặc thù như thế nào, cách làm việc của nó ra sao, những loại bơm thủy lực tốt nhất, phổ biến nhất hiện nay là gì. Và giá thành một cái bơm thủy lực là bao nhiêu? Hãy cùng tác giả bài viết đi tìm hiểu chi tiết nha.

Bơm thủy lực là gì?

Bơm thủy lực là một bộ phận hoạt động để bơm và hút chất lỏng cung cấp chất lỏng cho toàn bộ quá trình vận hành làm việc của hệ thống sáng phẩm. Nó là một một thành phần quan trọng trong một hệ thống thủy lực hoàn chỉnh, nó liên kết cùng bộ nguồn thủy lực, xi lanh, van thủy lực, … để tạo ra chuỗi vận hành đồng bộ. Trong đó bơm thủy lực đóng vai trò trung tâm trong việc trung chuyển và điều phối lượng dung dịch cho việc vận hành hệ thống sản phẩm.

Trong một hệ thống làm việc thì bơm thủy lực chính là nguồn động lực chính để cả hệ thống vận hành trơn chu. Nếu nó bị hỏng sẽ ảnh hưởng rất nhiều quá trình làm việc của toàn hệ thống. Quý vị cần lưu ý đến vẫn đề chất lượng dòng thủy lực chảy qua nó thường xuyên, điều đó giúp đảm bảo sản phẩm luôn hoạt động trong điều kiện tốt nhất. Và điều quan trọng không kém đó là ngay từ khâu lựa chọn loại thiết bị này cho hệ thống của quý vị cũng đã cần đến sự tính ý trong khâu lựa chọn, đảm bảo được rằng sản phẩm bạn lựa chọn là tốt nhất.

Nguyên lý hoạt động của bơm thủy lực

Bơm được lắp tại các vị trí nguồn cấp lưu chất hoặc trên các thùng chứa dầu. Nó dùng để hút và đẩy dòng chất lỏng đi đến xi lanh làm việc sau khi đã qua các van kiểm soát.
  • Bơm chuyển động quay trực tiếp hút và bơm chất lỏng với áp suất lớn, tạo nên 1 dòng lưu chất đủ mạnh để vượt qua các áp lực cản trở của tải trọng.Bơm được kết nối với động thủy lực, động cơ điện tương thích và quá trình vận hành bắt đầu.
  • Hút chất lỏng thủy lực. Động cơ điện hoạt động tạo cơ năng hình tahnhf vùng chân không có áp suất khí trong bơm, từ đây tạo ra một lực hút chất lỏng từ bình chứa đi vào bơm.
  • Chất lỏng sau khi được đi vào bơm dưới tác động của lực cơ học và đồng thời cũng tạo nên 1 lực đẩy lớn để đẩy chất lỏng vào hệ thống. Đó là việc hình thành nên khái niệm Thủy Lực.
Lưu ý: Nguyên lý làm việc của các loại bơm thủy lực là khác nhau, phụ thuộc vào chủng loại bơm, cấu trúc bên trong của nó. Điều đó việc xác định mục đích làm việc của từng mô hình mà đưa đến việc lựa chọn loại bơm sao cho phù hợp với mỗi mô hình.

Phân loại bơm thủy lực

Với mục đích sửa dụng khác nhau mà tác giả xin phân chia bơm dầu thủy lực thành 4 nhóm chính sau đây. Dự vào việc phân chia này sẽ giúp người dùng có thể nhanh chóng xác định và lựa chọn được loại bơm thủy lực mà mình cần.

Bơm thủy lực cánh gạt (Vane pumps)

Bơm thủy lực cách gạt hay bơm lá, là loại bơm thể tích nó hoạt động theo nguyên lý tăng giảm áp suất luân phiên để hút và đẩy dầu nhớt đi trong hệ thống.

Bơm cánh gạt có Bơm cánh gạt đơn và bơm cánh gạt kép.

Ưu điểm: Cấu trúc bơm đơn giản nên nó có thể dễ dàng tháo lắp bảo dưỡng, sửa chữa. Hiệu suất hoạt động ổn định và năng suất cao, vận hành êm ái. Và nó có thể điều chỉnh lưu lượng bơm theo ý muốn.

Nhược điểm: Bơm lá không phù hợp cho các ứng dụng cần áp suất cao, chất lỏng độ đặc cao. Cánh gạt của bơm dễ bị ăn mòn, năng suất vận hành giảm dần theo thời gian.

Bơm thủy lực bánh răng (Gear pump)

Là loại bơm được dùng phổ biên hàng đầu hiện nay, Bơm bánh răng hay còn gọi là Bơm nhông. Bơm được phân chia thành 2 loại: Bơm bánh răng ăn khớp trong và bơm bánh răng ăn khớp ngoài.

Ưu điểm: Kích thước nhỏ gọn, có độ chính xác cao trong làm việc vận hành, độ bền sức chịu quá tải tốt hơn, số vòng quay cũng như công suất bơm lớn hơn so với Bơm lá. Cấu trúc bơm đơn giản nên rất dễ sản xuất nó có thể dễ dàng tháo lắp bảo dưỡng, sửa chữa.

Bơm thủy lực piston

Bơm piston hút và đẩy chất lỏng hoàn toàn phụ thuộc vào thay đổi thể tích trong buồng bơm, thông qua việc các piston di chuyển tịnh tiến bên trong xi lanh.

Đây là loại bơm dùng cho bơm áp suất cao, các mức áp suất có thể đạt tới khi vận hành từ 50psi – 500psi, tốc độ từ 1gpm – 700gpm và đạt tới 500 mã lực.

Bơm piston được chia thành, bơm piston hướng trục, bơm piston hướng kính.

Ưu điểm: Nó dùng cho những ứng dụng bơm áp suất cao.

Nhược điểm: Bơm có kích thước lớn nên việc lắp đặt và di chuyển khó khăn.

Bơm thủy lực trục vít

Bơm thủy lực trục vít hay bơm thủy lực trục vít dạng xoắn, nó hoạt động của nó nhờ vào 1 trục chủ động và 1 trục bị động hoặc 2 trục bị động ăn khớp với nhau nhờ các bánh răng. Nó có 2 loại chính đó là bơm trục vít xoắn 2 trục hoặc bơm trục vít xoắn 3 trục.

Ưu điểm: Hiệu suất làm việc của nó rất tốt, loại bơm này nó thường dùng cho các mô hình áp suất cao. Nó ứng dụng có thể dùng cho các loại chất lỏng có độ đặc cao như dầu cá, sơn, bùn, casu… những chất lỏng có độ nhớt kém.

Nhược điểm: Do nó thường được đặt ở cuối hệ thống hoặc giữa hệ thống vì khả năng hút các lưu chất bơm kém.

Ứng dụng của bơm dầu thủy lực

Bơm thủy lực ngoài các ứng dụng cho việc đẩy xilanh làm việc trong các mô hình máy móc cơ giới phục vụ sản xuất công nghiệp như: bơm thủy lực trong sàn nâng thủy lực, máy chấn, dập, máy uấn, máy xúc, máy ép … thì nó có thể hút và đẩy những lưu chất ngoài dầu như: Hóa chất, mỡ, nhớt, cao su, nhựa đường… nên có ứng dụng rất phong phú trong công nghiệp hiện nay.

Tùy vào mục đích sử dụng mà tính ứng dụng của nó được áp dụng. Công năng, tính chất, cấu tạo của nó cũng là khác nhau để từ đó có được mục đích sử dụng khác nhau.

Cách chọn lựa bơm thủy lực phù hợp

Lựa chọn theo lưu lượng

Đây là phương án lựa chọn tìm mua đầu tiên mà mọi người vẫn hãy tìm kiếm. Việc để biết chính xác loại của mình đang cần là lưu lượng bao nhiêu thì cần phải tính theo công thức.

Q = q x n

Trong đó:
Q : là lưu lượng của bơm, đơn vị là lít/phút hoặc m3/phút
q : là lưu lượng riêng của bơm, có đơn vị là cc/phút
n : là số vòng quay, có đơn vị là vòng/phút

Lựa chọn theo áp suất

Áp suất chính là thông số đại diện cho khả năng tạo lực đẩy và tạo momen cho xi lanh dầu hoặc motor thủy lực. Việc lựa chọn loại có áp suất phù hợp cũng cần tính toán kỹ, áp suất cũng sẽ được tính theo công suất:

P = F / S

Trong đó:
F : là lực cần tạo ra để đẩy có đơn vị tính là N
S : là diện tích của cần piston, có đơn vị là m2
P : là áp suất, đơn vị chuẩn của áp suất là N/m2 tuy nhiên người ta lại quy đổi sang các đơn vị khác quen thuộc như: bar, psi.

Công suất bơm

Dựa vào kết quả của 2 phép tính trên thì sẽ tính công suất bơm thủy lực dưới đây

N = P / (Q x 612)

Trong đó:
P chính là áp suất và tính bằng đơn vị bar
Q chính là lưu lượng của bơm, có đơn vị tính là lít/phút
N là công suất bơm và đơn vị tính là Kw

Có một chú ý nhỏ đó là: Áp suất bơm chọn cần cao hơn 10% áp suất tính đối với bơm áp cao và cao hơn 20%-30% đối với bơm áp thấp.

Một số loại bơm thủy lực phổ biến và được tin dùng

Bơm thủy lực hiện nay trên thế giới có rất nhiều hãng sản xuất, các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới như Parker, Nachi, Yuken, Aseda, Sun Hydraulics, Galtech, … Các hãng đều là những nhãn hàng lớn trong ngành sản xuất bơm thủy lưc. Về chi phí giá thành của các hãng là khác nhau, và cả chất lượng sản phẩm.

Còn về chi tiết từng sản phẩm của từng đơn vị, tác giả xin hẹn gặp quý vị ở những bài viết giới thiệu riêng và chi tiết hơn về chúng.

Xin cảm ơn.

Đăng nhận xét for "Bơm Thủy Lực là gì ? Tổng Quan Cấu Tạo của Bơm Thủy Lực"